Đo RTK Là Gì?
Đo RTK Là Gì?
Trong những năm gần đây, hệ thống định vị toàn cầu và các phép đo RTK được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực khảo sát trắc địa, đem lại hiệu quả và độ chính xác cao hơn rất nhiều so với các phép đo truyền thống. Ngày nay, việc quản lý, nắm bắt sự thay đổi của tài nguyên đất là rất quan trọng trong quyết định về kế hoạch sử dụng đất. Bài viết này sẽ giải thích tổng thể cho các bạn về nguyên lý của phương pháp đo RTK.
RTK là viết tắt của Real-Time Kinematic ( Đo động thời gian thực) – Là một kỹ thuật được sử dụng để tăng độ chính xác của tín hiệu GPS bằng cách sử dụng một máy GPS RTK đặt cố định – gọi là trạm tĩnh ( Base Station) để thu và gửi tín hiệu đến máy GPS 2 Tần Số đang chuyển động – gọi là trạm động ( Rover Station).
Các máy Đo RTK được dùng nhiều trên thị trường tham khảo xin liên hệ
Vậy tại sao phải cần đến 2 máy thu GPS RTK hoạt động cùng một lúc?
Trong thực tế cuộc sống, gần như mỗi người đều đang sở hữu cho mình một bộ thu tín hiệu vệ tinh ( Tích hợp sẵn trong smartphone) để xác định vị trí của điện thoại, tuy nhiên độ chính xác của máy thu này không cao, sai số thông thường lên tới 2 – 4 mét. Lý do là tín hiệu vệ tinh truyền để máy thu bị nhiễu loạn trên đường đi, đặc biệt là những ngày thời tiết xấu.
Để giải quyết vấn đề, Phương pháp đo RTK sử dụng một lúc ít nhất hai máy thu, trong đó một máy đặt cố định tại 1 điểm ( Base Station), liên tục thu tín hiệu vệ tinh để gửi dữ liệu cho máy động ( Rover Station). Máy động nhận dữ liệu từ máy tĩnh, qua một loạt các bước xử lý dữ liệu phức tạp để đạt được độ chính xác tới centimet, thâm trí là milimet.
Tại Việt Nam, trạm tĩnh được cài đặt hệ toạ độ VN2000, và các tham số để chuyển hệ tọa độ WGS-84 về hệ tọa độ VN2000. Trạm động được đặt tại điểm cần xác định tọa độ, và cho ra kết quả theo hệ quy chiếu VN2000 như quy định của nhà nước.
Lưu ý: Kết nối và sử dụng Trạm Cors quốc gia
2.1. Một số lưu ý khi đặt máy GPS RTK trong khi đo RTK
2.2. Thông số kỹ thuật cần đảm bảo:
2.3. Độ chính xác cần đạt tới khi đo RTK
Đo tĩnh
Đo RTK
3.1 Ưu điểm
3.2 Nhược điểm
Nhược điểm duy nhất mà phương pháp đo RTK hiện nay là giá thành đầu tư ban đầu. Trong khi một máy toàn đạc Leica và bộ phụ kiện đủ tiêu chuẩn để đo có giá giao động từ 150- 250 triệu, thì bộ máy GPS 2 Tần Số RTK có giá trị từ 80-400 triệu đồng.
Nếu gặp bất kỳ sự cố nào trong quá trình vận hành, hãy liên lạc với đội ngũ kỹ thuật để có hỗ trợ và chuyển giao công nghệ miễn phí – 24h. Qúy khách có nhu cầu mua máy trắc địa eSurvey chính hãng, hãy gọi ngay cho CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN KHẢO SÁT THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG TRƯỜNG PHÁT - 0812.668.555 để nhận giá tốt nhất